A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng kiến Thiết bị nạp bình cứu hỏa phục vụ huấn luyện chữa cháy

 

QPTĐ-Trong số 28 sáng kiến được trình bày tại Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2019 của Sư đoàn Bộ binh 301, chúng tôi ấn tượng với sáng kiến “Thiết bị nạp bình cứu hỏa phục vụ huấn luyện phòng cháy, chữa cháy và các hoạt động” của Trung tá QNCN Trương Phú Hải, nhân viên cơ yếu, Trung đoàn Bộ binh 757. Sáng kiến có tính ứng dụng thực tế cao trong huấn luyện và chi phí sản xuất thấp.

 

 

Đại biểu tham quan sáng kiến “Thiết bị nạp bình cứu hỏa phục vụ huấn luyện phòng cháy, chữa cháy

và các hoạt động” trong Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2019 của Sư đoàn Bộ binh 301.

 

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá QNCN Trương Phú Hải cho biết: Hiện nay, chương trình huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị đều sử dụng các loại bình cứu hỏa nên chi phí cao. Đối với đơn vị ít quân, cán bộ, chiến sĩ được trang bị đầy đủ bình cứu hỏa để huấn luyện, song với các đơn vị chủ lực đủ quân thì việc bảo đảm bình cứu hỏa để huấn luyện là không thể. Do đó, việc đánh giá chất lượng thực hành của bộ đội chủ yếu là qua quan sát động tác. Điều đó dẫn đến việc huấn luyện chưa sát thực tế. Xuất phát từ đó, Trung tá QNCN Trương Phú Hải đã nảy ra ý tưởng sử dụng bơm nén khí, kết hợp với một số thiết bị điện tử tạo ra Thiết bị nạp bình cứu hoả phục vụ huấn luyện, luyện tập chữa cháy. Anh đề xuất ý tưởng và được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị ủng hộ. Qua gần 5 tháng miệt mài nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, mô hình đã được hoàn thiện, đưa vào ứng dụng tại đơn vị. 

 

Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ nhiệm Kỹ thuật Sư đoàn Bộ binh 301, giám khảo chính Hội thi đánh giá: “Sáng kiến Thiết bị nạp bình cứu hoả phục vụ huấn luyện, luyện tập chữa cháy là sáng kiến đa chức năng như  nạp nguyên liệu bình chữa cháy, tạo giả khói, còi báo động có cháy…để phục vụ huấn luyện. Đây là sáng kiến rất hay. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục động viên tác giả hoàn thiện một số chi tiết để sáng kiến hoàn thiện và có tính ứng dụng cao hơn trước khi tham gia Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp Bộ Tư lệnh. Nếu được cấp trên chọn lựa và đưa vào ứng dụng thực tế, chúng tôi nghĩ, sáng kiến sẽ phát huy hiệu quả vì nó giúp các đơn vị giải quyết bài toán về kinh tế trong huấn luyện phòng cháy, chữa cháy”.


Tìm hiểu được biết, sáng kiến gồm 4 khối, được liên kết chặt chẽ với nhau và được kiểm soát bán tự động, bảo đảm chính xác, an toàn. Khối chung Thiết bị nạp bình cứu hoả được tác giả sử dụng bằng thép, hàn thành khung hình chữ nhật, có phân chia các khu riêng biệt phù hợp với từng thiết bị đi kèm và được gắn bánh xe phục vụ di chuyển cơ động. Khối bơm khí nén sử dụng máy nén khí loại 24 lít, chỉ số nén 8kg, có hệ thống van đóng-mở tự động; có đồng hồ hiển thị và các vòi dẫn khí ra đầu bơm. Khối tạo khói gồm một máy sản sinh khói nhân tạo và hệ thống dây dẫn khói đến các vị trí bất kì theo nhu cầu tạo tình huống của người sử dụng và được điều khiển thông qua thiết bị điều khiển tự động với khoảng cách hơn 30m. Khối nguyên liệu là một bình chứa nước, dung dịch, bọt khí chữa cháy để nạp vào bình. Cùng với đó là hệ thống bình chữa cháy phục vụ huấn luyện đủ các loại kích cỡ đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học-Công nghệ cấp bằng bảo hộ độc quyền. Ưu điểm sáng kiến Thiết bị nạp bình cứu hoả phục vụ huấn luyện, luyện tập chữa cháy do là dễ sản xuất, chi phí không cao (2,5 triệu đồng), các vật liệu dùng để sản xuất có bán rộng rãi trên thị trường. 


Thuận Nhân

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ