A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 

Hỏi: Tôi vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp. Vậy, trường hợp của tôi thì việc giám định mức suy giảm khả năng lao động được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

2. Bị tai nạn lao động nhiều lần;

3. Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, trường hợp đồng chí vừa bị tai nạn lao động, vừa bị bệnh nghề nghiệp nên sẽ thực hiện giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động.

Hỏi: Trách nhiệm giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đi giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc cơ quan nào? Người lao động có được quyền tự ra Hội đồng giám định y khoa hay không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 21, khoản 5 Điều 18 của Luật bảo hiểm xã hội thì trách nhiệm giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa đối với các trường hợp sau:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định (giám định lần đầu đối với các trường hợp bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần đầu);

b) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

c) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

d) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

2. Người lao động được quyền chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định (giám định lại mức suy giảm khả năng lao động).

BBT

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ