A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vẫn những luận điệu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam

 

QPTĐ-Ngày 11-7, Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS), một tổ chức phản động chuyên lợi dụng chiêu bài "chống Cộng", thực chất là chống Việt Nam ở hải ngoại đã tổ chức cái gọi là “buổi họp khoáng đại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam lần thứ 9”. Nhân việc này, một số tờ báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam, một số trang mạng xã hội, facebook cá nhân liền rầm rộ phỏng vấn, đưa tin, viết bài xuyên tạc về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. 

 

 

Các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị không ngừng xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam.


Theo chúng “buổi họp khoáng đại” có sự tham gia của nhiều vị dân biểu và Thượng nghị sĩ liên bang, đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện các phái đoàn đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ và từ Canada. Đặc biệt có mặt một số đại diện các tổ chức tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam. Nhưng thực chất đây là một số phần tử phản động, cơ hội chính trị ở Việt Nam và hải ngoại như Linh mục Lê Quốc Thăng, Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, Dương Xuân Lương... cùng một số đại diện các tổ chức thiếu thiện chí đối với Việt Nam, tiêu biểu là Thượng Nghị sĩ John Cornyn, tác giả Dự luật Chế tài vì đàn áp nhân quyền ở Việt Nam; bà Gayle Manchin, Phó Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo Quốc tế...Tại buổi họp này, trong khi Linh mục Lê Quốc Thăng xuyên tạc Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo thì Thượng tọa Thích Vĩnh Phước vu khống trắng trợn rằng: “44 năm qua Việt Nam chưa có tự do tôn giáo, chưa có nhân quyền cho nên mình phải trình bày để xem họ có thể giúp đỡ gì để thay đổi hiện tình đất nước. Hiện nay, tôn giáo nằm dưới sự lãnh đạo của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Vì thế, tôi mong muốn cần phải có những tổ chức tôn giáo độc lập”. 


Không khó nhận ra mục đích của các đối tượng trên là nhằm kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế giúp đỡ để gây sức ép với Việt Nam, vu cáo, lu loa đòi chấm dứt tình trạng “đàn áp các tôn giáo”, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, trả lại tài sản cho các giáo hội, cho phép những nhà lãnh đạo tôn giáo được tham dự những khóa huấn luyện ở trong và ngoài nước, trả tự do cho “tù nhân lương tâm”, đặc biệt kêu gọi phái đoàn Hoa Kỳ và Liên hợp quốc đến Việt Nam để điều tra và sau cùng là xếp Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần lưu tâm về tự do tôn giáo.


Thực tế, những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo. Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận trước đây là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã lần lượt xem xét và công nhận về mặt tổ chức cho nhiều tôn giáo như: Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo, 10 Hội thánh Cao đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Kiên Giang… Từ tháng 9 năm 2006 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và công nhận về mặt tổ chức cho 13 tổ chức tôn giáo. Đến nay, tại Việt Nam đã có 36 tổ chức, hệ phái tôn giáo, tổ chức tôn giáo và 01 Pháp môn tu hành.


Việc duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở 4 học viện Phật học, 8 lớp Cao đẳng Phật học, 32 Trường Trung cấp Phật học đào tạo hàng nghìn tăng ni. Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức 7 Đại chủng viện và 9 cơ sở đào tạo với hàng nghìn chủng sinh. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo Điều lệ của các tôn giáo và quy định của pháp luật. Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào. Đặc biệt, những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghi thức tôn giáo, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng vào chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Khách quốc tế khi đến đất nước Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường và các lễ hội được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự có sự tham gia đông đảo của người dân. Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam luôn quan tâm đến việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo đúng quy định của pháp luật.


Từ thực tế trên cho chúng ta thấy, luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là sự xuyên tạc, vu khống trắng trợn của các phần tử phản động, cơ hội chính trị và sự đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng chỉ là những luận điệu đã lỗi thời và không thể “gây khó” cho Việt Nam trên con đường xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh.


Phương Đức 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ