A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội-Những chặng đường vẻ vang: Bài 1-Quá trình xây dựng và trưởng thành

 

QPTĐ-Trải quả 70 năm xây dựng và trưởng thành (3/3/1949-3/3/2019), phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, với chức năng của mình, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đưa công tác tư tưởng-tuyên giáo giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố.

 

 

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội 

trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể ngành Tuyên giáo. 

 Ảnh: CTV

 

Cách đây tròn 70 năm, ngày 3-3-1949 thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TUHN của Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội được thành lập (nay là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội), trên cơ sở tách ra từ Ban Đảng vụ. Ban Tuyên huấn Thành ủy được thành lập, là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời quan trọng trong lĩnh vực công tác tư tưởng, tuyên giáo của Đảng bộ thành phố Hà Nội. 


Trước yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến của Hà Nội, tháng 10-1948, Liên khu ủy III quyết định tách tỉnh Lưỡng Hà trở về hai đơn vị cũ. Ban Tuyên huấn được tái lập lại, tuy có chương trình hành động nhưng cán bộ của Ban rất thiếu nên nằm trong Ban Đảng vụ của Thành ủy, chưa mang đầy đủ chức năng, nhiệm vụ là một Ban trong hệ thống công tác tổ chức xây dựng Đảng như ở Hà Đông, Sơn Tây. Trong khi đó, Hà Nội là Thủ đô, nơi quân Pháp chiếm đóng. Chúng biến Hà Nội là trung tâm chỉ đạo chiến tranh của 3 nước Đông Dương. Nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân gia tham đóng góp vào cuộc kháng chiến cũng như công tác tuyên huấn của Thành ủy có đặc trưng riêng, nhất là ở khu vực nội thành.

 

Do vậy, Hội nghị Thành ủy trong ba ngày 11, 12 và 13/2/1949 đã phân công các đồng chí Thành ủy viên trực tiếp phụ trách các ban xây dựng đảng, kiện toàn và củng cố công tác tổ chức của Thành ủy. Sau Hội nghị này, ngày 3/3/1949, Thành ủy Hà Nội ra Nghị quyết số 18/NQ/TU về việc tách Ban Tuyên huấn ra khỏi Ban Đảng vụ. Như vậy, việc tách công tác tuyên huấn khỏi Ban Đảng vụ để thành lập và tổ chức bộ máy Ban Tuyên huấn nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của một Ban xây dựng Đảng trong thời kỳ này là chủ trương đúng của Thành ủy. Đây là một dấu mốc quan trọng, phản ánh quá trình Thành ủy Hà Nội liên tục lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, vận động các tầng lớp nhân dân theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc; tiếp đó là xây dựng củng cố chính quyền, chủ động kháng chiến khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngay trên địa bàn Thành phố.


Giai đoạn (1949-1954): Công tác Tuyên huấn, Ban tuyên truyền, Ban huấn học Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ của Đảng bộ tập trung tuyên truyền chuẩn bị chiến trường, tiến lên giải phóng Thủ đô, biến Thủ đô, hậu phương của địch thành một chiến trường quan trọng, tiêu hao sinh lực địch; chú trọng xây dựng lực lượng chính trị khắp nội, ngoại thành, chống địch bắt lính, vận động thanh niên đi bộ đội, tham gia xây dựng LLVT để sẵn sàng phối hợp với chiến trường toàn quốc. 1951 là năm hoạt động kháng chiến của các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Ban Tuyên huấn Thành ủy, Tỉnh ủy đã bám sát vào các chủ trương của Đảng để tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vững tin vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Cán bộ làm công tác Tuyên huấn đã vượt qua nhưng gian khổ, ác liệt, giúp Thành ủy, Tỉnh ủy lãnh đạo quân và dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “phá cuộc tấn công lên Hòa Bình của giặc”; giải phóng khu căn cứ Ba Vì, mở các khu du kích, phục hồi nhiều cơ sở.


 Giai đoạn (1954-1965): Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc có những khó khăn phức tạp, đã tác động rất lớn đến công tác tư tưởng, Ban Tuyên huấn Thành ủy đã tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách về thuế, thu đổi tiền, xây dựng nền văn hóa mới, xóa nạn mù chữ, cải tạo hủ tục, chống mê tín dị đoan…Sau một năm giải phóng, hệ thống chính trị và kinh tế-văn hóa-xã hội của Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây từng bước ổn định, đem lại niềm tin, sự phấn khởi, tươi vui cho nhân dân.


Giai đoạn (1965-1975): Ngày 10-4-1965, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 113-NQ/TW về việc hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Giữa năm 1965, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết hợp nhất các ban chuyên môn của hai tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, Ban Tuyên huấn được tăng cường thêm bộ phận khoa giáo, tuyên truyền chiến đấu; ngoài số cán bộ chuyên trách của Ban, có thêm sĩ quan của Bộ Tư lệnh Thủ đô biệt phái đến hỗ trợ về tuyên truyền chiến đấu. Lúc này Ban Tuyên huấn Thành ủy đổi tên là Ban Tuyên giáo.


Trong những năm 1975-1985, đất nước gặp muôn vàn khó khăn do chính sách bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ, chiến tranh xảy ra ở hai đầu biên giới Tây Nam và phía Bắc, cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp kéo dài không kích thích được người lao động. Mặc dù vậy, cán bộ, chuyên viên, nhân viên Ban Tuyên huấn Thành ủy, Tỉnh ủy đã vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn bảo đảm các mặt công tác trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của Đảng bộ. Ban đã tiến hành quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua đó đã góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, cách mạng, lòng tự hào và trách nhiệm của mọi người dân đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quê hương; nâng cao một bước ý chí quyết tâm, tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ. 


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đề ra đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trong hoàn cảnh mới, Ban Tuyên huấn đã tập trung cao độ nhiệm vụ tuyên truyền, quán triệt đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhất là về đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, tuyên truyền 3 chương trình kinh tế của Đảng là: Lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cùng các nghị quyết hội nghị Trung ương khóa VI của Đảng. Công tác chính trị tư tưởng càng được đẩy mạnh, nhất là sự kiện Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.


Trong những năm 1991-1995, công tác tuyên giáo đã có những đóng góp to lớn góp phần vào sự ổn định chung, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Tỉnh ủy. Đồng thời, đã góp phần khơi dậy các phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân như:  Công nhân thi đua “Lao động giỏi”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”.


Từ năm 2001 đến tháng 7 năm 2008, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây đã tiếp tục quán triệt sâu sắc phương hướng: Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Kết luận số 19 KL/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, theo đó, cơ quan Ban Tuyên giáo của Hà Nội mở rộng ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa hai cơ quan Ban Tuyên giáo. Ngay sau hợp nhất, Đảng ủy và lãnh đạo Ban đã động viên cán bộ, đảng viên, chuyên viên, nhân viên cơ quan đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Thành ủy giao.


Ngân Mỹ

 


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ