A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí ở Thủ đô Hà Nội

 

QPTĐ-Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, năm 2017, Sở TN&MT Hà Nội được UBND Thành phố giao tiếp nhận và quản lý 10 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục. Chất lượng không khí (CLKK) của Thành phố đã được theo dõi tự động liên tục, báo cáo UBND Thành phố và công bố kết quả quan trắc hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, về hiện trạng chất lượng không khí đầu năm 2019 trên địa bàn Thành phố, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết: Trên cơ sở số ngày đã quan trắc CLKK cho thấy, bụi PM2,5 là chỉ tiêu có số ngày vượt chuẩn cao nhất và thường xảy ra tại các trạm quan trắc CLKK giao thông, từ đó cho thấy sự khác biệt rõ nét về CLKK khi quan trắc tại khu dân cư vì khu vực có mật độ giao thông cao. Nồng độ các chất ô nhiễm thường có xu hướng tăng cao vào mùa khô, cải thiện vào mùa mưa và các dịp lễ, tết. Đồng thời, từ kết quả quan trắc cũng cho thấy ngoài chịu ảnh hưởng của các nguồn phát thải, CLKK còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi điều kiện khí tượng. Từ kết quả đo được và tính toán chỉ số CLKK 3 tháng đầu năm 2019 cho thấy, số ngày AQI đạt mức “Tốt” chủ yếu tập trung vào những ngày có điều kiện khí tượng thuận lợi (nắng ấm, có gió và mưa...) và tuần nghỉ Tết Nguyên đán (khi lượng phương tiện tham gia giao thông giảm), số ngày AQI chạm mức “Kém” và “Xấu” chủ yếu tập trung vào các tuần cuối năm và những ngày có điều kiện khí tượng bất lợi… Nhìn chung, kết quả trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2019, CLKK tại các khu vực quan trắc vẫn ở mức “Trung bình” là chủ yếu.

 

 

Hà Nội tích cực trồng cây xanh cải thiện môi trường.


Về giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố, Phó Giám đốc Sở TG&MT Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết: Hiện Thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng mới 1 triệu cây xanh, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân; xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước các hồ bằng chế phẩm của Đức; đẩy nhanh công tác đầu tư các bãi phế thải xây dựng; đẩy nhanh tiến độ các nhà máy đốt rác công nghệ hiện đại…Ngoài ra, Thành phố cũng đã triển khai đồng bộ các Đề án nhằm cải thiện chất lượng không khí như: Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030; Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại; Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại…


Văn Thể

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ