A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xung đột Yemen: Thảm họa chết chóc, đói nghèo!

 

Tuần qua, Tòa án Hình sự đặc biệt Yemen tuyên án tử hình vắng mặt ông A.Hadi, cựu Tổng thống Yemen, 71 tuổi, cùng 6 quan chức cao cấp Chính phủ nước này, với tội danh phản quốc và lạm dụng quyền lực. Tòa án buộc tội 7 quan chức này đã “bật đèn xanh” cho Saudi Arabia tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Yemen từ tháng 3/2015 làm 12.000 người thiệt mạng trong đó có gần 2.600 trẻ em, 1.900 phụ nữ và hơn 20.000 người khác bị thương (tính đến 25/3/2017). Xung đột leo thang gây thương vong cho hàng trăm dân thường mỗi ngày?

 

 

Lực lượng phiến quân Houthis.

 

Yemen là quốc gia Trung Đông, diện tích 527 km2, hơn 25 triệu dân dòng Hồi giáo Shiite và Sunui, có đường biên giới giáp với Saudi Arabia, biển Arab và Biển Đỏ. Sau hàng trăm năm bị đô hộ dưới chế độ thực dân, phong kiến, hai miền Bắc, Nam Yemen đứng lên giành độc lập, thành lập hai chính thể.

 

Vào thập kỷ 80 thế kỷ trước, Chính phủ Bắc Yemen do Tổng thống trẻ tuổi A.Saleh cầm đầu nhưng quyền lực không đủ mạnh và không được dân chúng ủng hộ. Nam Yemen do A.al-Beidh đứng đầu, bị làn gió Cải tổ, “Cách mạng màu” thổi bay theo làn sóng ở Đông Âu. Năm 1990, Cộng hòa Arab Yemen (Bắc Yemen) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (Nam Yemen) sáp nhập theo ý chí của giới cầm quyền, thành lập Nhà nước Cộng hòa Yemen. Tuy nhiên, sau hơn một phần tư thế kỷ tồn tại, Cộng hòa Yemen tràn ngập bầu không khí nghi kỵ giáo phái, tranh giành quyền lực, người dân phải gánh chịu hậu quả tang thương bởi chết chóc, đói nghèo. Vì sao vậy?

 

Thứ nhất, người dân không được xem là chủ thể chính trị, chủ thể lịch sử dân tộc để quyết định vận mệnh liên quan đến chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc của mình. Họ buộc phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc trưng cầu dân ý cho Hiến pháp một quốc gia thống nhất năm 1991 nhưng về lợi ích chính trị, kinh tế thì phát sinh mâu thuẫn ngay từ khi sáp nhập.

Thứ hai, mâu thuẫn giáo phái, sắc tộc sâu sắc, nhóm lợi ích đối kháng bùng phát, lại được hậu thuẫn từ bên ngoài gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Nhà nước không đủ sức mạnh tập hợp, không có biện pháp căn cơ bảo đảm cuộc sống của người dân.

 

Thứ ba, nội chiến phe phái xảy ra, có sự can thiệp của nước ngoài, Yemen trở thành điểm nóng của Trung Đông, là con bài chính trị của những quốc gia khác, thoát ly khoải sự tranh giành thế lực giữa các lực lượng, đảng phái trên chính trường nước này. Xung đột Yemen hiện nay, người ta khó xác định đâu là lực lượng chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, cũng bởi khó xác định ai là đại diện cho lợi ích của người dân, của dân tộc Yemen? Thực tế là, Chính phủ Yemen đã không còn là chính thể đại diện cho người dân, cho đất nước, lại dựa vào Saudi Arabia và đồng minh phương Tây trút lửa xuống người dân đất nước này! Trong khi, quân Houthis, đại diện cho người dân Zaidi dòng Hồi giáo Shiite ở miền Bắc Yemen, chiếm 1/3 dân số bị coi là phiến quân phản loạn!

 

Mâu thuẫn phe phái ở Yemen được sắp xếp qua đàm phán “Đối thoại Quốc gia Yemen 2011” buộc Tổng thống A.Saleh từ bỏ quyền lực, đưa ông A.Hadi, thân Mỹ và Saudi Arabia lên làm Tổng thống. Yemen thiết lập chế độ độc tài thân phương Tây bị người dân lên án. Tháng 11/2014, được sự hỗ trợ của Hồi giáo Iraq, Iran, quân Houthis ủng hộ Tổng thống bị lật đổ A.Saleh, tấn công thủ đô Sanaa, Tổng thống A.Hadi chạy về thành phố biển Aden rồi sang Saudi Arabia tị nạn. Arab Saudi lấy cớ khôi phục chế độ chuyên chế A.Hadi, kêu gọi đồng minh Mỹ và Vùng Vịnh đưa binh sĩ, vũ khí tham chiến (3/2015). Cuộc chiến Yemen chuyển tính chất, thành phần, không chỉ là nội chiến?

 

Thực chất cuộc xung đột Yemen là sự giao tranh giữa 2 giáo phái dòng Hồi giáo Sunni do Saudi Arabia, Vùng Vịnh và Mỹ hậu thuẫn với dòng Hồi giáo Shiite do Iran, Iraq, Syria bảo trợ, Houthis là đội quân xung kích. Houthis cũng được Nga, Trung Quốc ủng hộ, có vị thế nhất định ở Trung Đông, mặc dù bị Mỹ và phương Tây coi là phiến quân khủng bố!

    Mỹ và các nước Vùng Vịnh không khỏi quan ngại, khi Yemen rơi vào tay quân Houthis cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát hành lang chiến lược biển Arab, Biển Đỏ. Nếu hệ thống tên lửa đạn đạo được triển khai ở Yemen sẽ tiêu diệt bất kỳ tàu thuyền, mục tiêu ở vịnh Aden, eo biển Bab Al-Mandeb hoặc khống chế lãnh thổ Saudi Arabia, Oman. Hơn nữa, mất Yemen cũng có nghĩa tuyến hàng hải bị cắt đứt tại eo biển Hornuz, vịnh Ba Tư bị khống chế, đó là điều Saudi Arabi và Mỹ không muốn!

 

Liên minh các nước Vùng Vịnh do Saudi Arabia cầm đầu đã lôi kéo các nước: Bahrain, Quatar, Kuwait, Jordan, UAE tham gia tấn công Houthis ở Yemen. Mỹ không trực tiếp gửi binh sĩ, máy bay đến tác chiến nhưng cung cấp tin tức tình báo, hậu cần và có biện pháp ngăn đe nếu Nga, Trung Quốc, Iran can thiệp. Israel ủng hộ Saudi Arabia tấn công Yemen, bởi có cùng lợi ích và không muốn hạm  đội tàu ngầm bị chặn lại ở vịnh Ba Tư nếu muốn khống chế Iran.

Xung đột dữ dội trên toàn lãnh thổ, kéo dài hơn 2 năm qua ở Yemen làm nền kinh tế quốc gia Trung Đông này lâm vào khủng hoảng. Những cơ sở công nghiệp tiềm năng như dầu mỏ, niken, than, muối bị đình đốn, tàn phá. Hàng triệu người dân trong vùng chiến sự và hàng chục triệu người dân thường đang cần sự chăm sóc y tế, thiếu lương thực, thuốc men. Họ đang cần sự cứu trợ nhân đạo quốc tế.

 

Hiện, phiến quân IS đang bị đánh tơi tả, có nguy cơ phải tháo chạy khỏi Iraq, Syria. Nga và Syria cũng đang thắng lớn trên chiến trường nhưng tương lai một nước Syria bị chia cắt với các khu tự trị người Kurd, thân Mỹ khoảng 30% diện tích; vùng đệm biên giới Thổ dưới 10% và phe đối lập, Chính phủ của ông B.al-Assad chia nhau 60% là khó tránh khỏi. Hẳn, Hồi giáo IS sẽ phải tính toán, chiếm đất lập căn cứ ở Libya, Ai Cập, Yemen, Cao nguyên Golan? Cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông trên phần đất các quốc gia: Iraq, Syria, Libya, Yemen… có sự tham gia của Nga, Mỹ, phương Tây và Vùng Vịnh sẽ càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn nhiều lần trong thời gian tới. 

 

Hà Ngọc

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ