A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô

QPTĐ-Sáng nay (25/9), chương trình tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” chính thức diễn ra tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm (33 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và được tường thuật trực tuyến trên các nền tảng của Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Chương trình tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức.

Chương trình nhằm ôn lại những ký ức hào hùng, thời kỳ lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang của Thủ đô Hà Nội; thông qua những câu chuyện chân thực, sinh động của các nhân chứng lịch sử, tọa đàm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội; Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô lên tặng hoa các đồng chí Phạm Thanh Học; PGS, TS Phạm Quang Long; Bà Dương Thị Vịn và Nhà báo Phùng Huy Thịnh.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội; Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô tặng hoa các đồng chí Phạm Thanh Học; PGS, TS Phạm Quang Long; Bà Dương Thị Vịn và Nhà báo Phùng Huy Thịnh.

Đây cũng là dịp để các thế hệ tuổi trẻ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Thông qua chương trình là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình, độc lập và thống nhất. Thông qua nhân chứng lịch sử, người trẻ sẽ được truyền cảm hứng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những hy sinh của thế hệ đi trước từ đó có những đóng góp tích cực, phát huy sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, giàu đẹp.

Tham dự tọa đàm có các diễn giả:

Ông Phạm Thanh Học - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội;

PGS.TS Phạm Quang Long - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội;

Bà Dương Thị Vịn - nguyên Phó Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong Hà Nội;

Nhà báo Phùng Huy Thịnh - Chủ tịch Hội Sinh viên chiến sĩ 6971;

Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội;

Đồng chí Lê Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm;

Đồng chí Trần Kim Huyền - Bí thư Quận đoàn Hoàn Kiếm.

Về phía đơn vị tổ chức có nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập; nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô

Toạ đàm "Tiếp nối truyền thống-vững bước tương lai".

 

Tham dự chương trình tọa đàm còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố Hà Nội.

Hai gương mặt Trẻ tiêu biểu đại diện cho thanh niên Thủ đô là bạn Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn An Huy. Chương trình còn có sự tham gia của hàng trăm đoàn viên, thanh niên tại Thủ đô Hà Nội.

Các khách mời sẽ mang đến cho bạn trẻ những hồi ức về thời hoa lửa đầy khí thế và chiêm nghiệm về từng chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô.

Thêm tự hào, yêu mảnh đất thiêng, lắng hồn núi sông ngàn năm

Mùa thu lịch sử cách đây 70 năm, Nhân dân Hà Nội được sống trong không khí hào hùng, đón đoàn quân chiến thắng trở về, tiếp quản Thủ đô. Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, trở thành một mốc son chói lọi trong trang sử vẻ vang, đầy tự hào của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Ngày hôm nay, sau 70 năm, trong không khí mùa thu Hà Nội, các đoàn viên, thanh niên đã được nghe các chuyên gia, nhà văn hóa, nhân chứng lịch sử ôn lại những ký ức hào hùng của Thủ đô năm xưa.

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô phát biểu khai mạc tọa đàm.

 

Những câu chuyện, những hình ảnh về một Hà Nội xưa, về thế hệ cha anh kiên cường, bất khuất và vô cùng hào hoa chắc chắn sẽ để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc; để từ đó, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu Hà Nội, mảnh đất thiêng, lắng hồn núi sông ngàn năm.

Buổi tọa đàm hôm nay là một trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa báo Tuổi trẻ Thủ đô thực hiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống lịch sử mà còn là cơ hội để chúng ta nhìn lại chặng đường đã đi qua và hướng tới tương lai. 

Đồng thời, tọa đàm cũng là dịp để các nhân chứng, nhà nghiên cứu văn hóa, chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm quý báu để từ đó, tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ công dân Thủ đô nói riêng, người Việt Nam nói chung.

Hà Nội hôm nay đã đổi mới, phát triển mạnh mẽ, trở thành một đô thị hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước cần phải vượt qua.

Để xứng đáng với truyền thống hào hùng của cha anh, chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của người Hà Nội, của dân tộc Việt Nam, những thanh niên Thủ đô tiếp tục phấn đấu, học tập, nỗ lực và cống hiến, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố văn hiến, văn minh và hiện đại theo tinh thần của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã đề ra.

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô

Các đại biểu dự Toạ đàm.

Sự kiện đặc biệt được cả thế giới ngưỡng mộ

Chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Thanh Học, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: Ngày 10/10/1954 là sự kiện đặc biệt của Thủ đô và cả nước, được cả thế giới ngưỡng mộ.

Sự kiện Giải phóng Thủ đô để lại rất nhiều bài học. Trước hết sự kiện tiếp quản Thủ đô là cả quá trình, tiêu biểu cho vai trò đi đầu của Thủ đô với cả nước. Thứ hai là điểm kết thúc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của cả đất nước, dân tộc. Để tiến tới sự kiện tiếp quản Thủ đô, chúng ta đã trải qua cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm.

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới, phát triển của Thủ đô

Ông Phạm Thanh Học, Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chia sẻ tại Toạ đàm.
 
Trước kẻ thù mạnh về lực lượng và vũ khí hiện đại, quân ta lực lượng ít, trang thiết bị thiếu thốn, Đảng ta đã quyết định rút lui về mặt chiến lược khỏi Thủ đô để củng cố lực lượng và chờ thời cơ với tinh thần “nhất định thắng lợi” và niềm tin “sẽ có ngày chiến thắng trở về”.

 

“Cá nhân tôi cho rằng đây là bài học rất to lớn của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đất nước. Với tinh thần khát vọng giữ nước, tinh thần đánh giặc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đánh giặc trên tất cả các mặt trận… đã làm nên sức mạnh tổng hợp và một chiến thắng vĩ đại, vinh quang được thế giới ngưỡng mộ”, ông Phạm Thanh Học chia sẻ.

Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ