A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

 

Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; ngày 30/6/2016, liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.

 

 

Sĩ quan Quân đội nhân dân là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 

Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm người lao động tham gia BHXH bắt buộc là sĩ quan, QNCN Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; cơ quan, tổ chức có sử dụng người làm công tác cơ yếu; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

 

Về chế độ ốm đau, Thông tư quy định chi tiết điều kiện hưởng, thời gian hưởng. Điều đáng lưu ý là các trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau cũng được quy định tại Thông tư. Cụ thể, người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người lao động bị ốm đau, tai nạn trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH và nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm nghỉ ốm liên tục hoặc cộng dồn ngày nghỉ ốm trong tháng) thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

 

Về chế độ thai sản, các nội dung mới của Luật BHXH năm 2014 về trường hợp hưởng (như mang thai hộ), mức hưởng, thời gian hưởng, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản đã được Thông tư quy định chi tiết, cụ thể. Ví dụ, cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con để làm căn cứ xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; ngược lại, sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sau ngày 15 của tháng trước khi sinh con thì được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong thời gian hưởng trợ cấp thai sản, nếu Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở hoặc người lao động được phong, thăng quân hàm, nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên nghề hoặc thâm niên vượt khung thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động vẫn tính theo mức bình quân tiền lương làm căn cứ tại thời điểm bắt đầu tính hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, trường hợp không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

(Còn nữa)

 

Thùy Dương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ